Ngày thất tịch bắt nguồn từ văn hóa dân gian và là một ngày lễ đặc biệt được nhiều người mong đợi. Tìm hiểu ngày thất tịch là ngày gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau này.
1. Ngày thất tịch là ngày gì?
Ngày Thất Tịch hay ngày 7 tháng 7 âm lịch chính là Ngày Lễ Tình Nhân của Trung Quốc. Ngày lễ này được gắn liền với truyền thuyết dân gian nói về chuyện tình của Ngưu Lang và Chức Nữ. Đây là hai nhân vật hư cấu trong văn hóa dân gian Trung Quốc.
Theo truyền thuyết, họ là một cặp đôi yêu nhau nhưng bị chia cắt bởi Ngọc Hoàng. Ngưu Lang đau khổ đưa các con đuổi theo nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà. Đây là ranh giới giữa hai cõi phàm – tiên. Thế rồi Ngưu Lang quyết định định chờ đợi bên bờ sông mãi không chịu rời đi.
Từ đó, xuất hiện thêm một vì sao có tên gọi Ngưu Lang ngay cạnh sông Thiên Hà. Vương Mẫu cảm động tấm chân tình của Ngưu Lang dành cho con gái mình. Từ đó tạo nên ngày lễ thất tịch mỗi năm vào ngày 7/7 âm lịch.
Tuy nhiên đối với người Việt, đây còn được biết đến là ngày ông Ngâu – bà Ngâu do ngày này thường sẽ xuất hiện mưa ngâu. Cũng có người cho rằng đó là giọt nước mặt hạnh phúc khi được sum họp của Ngưu Lang và Chức Nữ.
Ngày nay, ngày thất tịch là ngày gì đó không chỉ là dịp kỷ niệm tình yêu mà còn mang ý nghĩa sâu sắc, lãng mạn. Nó còn giúp bạn giúp bạn thể hiện tình cảm với nửa kia của mình.
2. Nguồn gốc, ý nghĩa của thất tịch
2.1. Nguồn gốc
Thất Tịch (七夕) là từ Hán – Nôm và thường được biết đến với cái tên là Tết Ngâu. Theo văn hóa phương Đông, lễ thất tịch được tổ chức ngày 7 tháng 7 Âm lịch. Ngày này được một số người phương Tây gọi là ngày Valentine Đông Á.
Ngưu Lang là một chàng trai nghèo, làm nghề chăn bò. Còn Chức Nữ là con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, có tài năng dệt vải. Họ đã gặp nhau và yêu nhau say đắm và cùng về chung một nhà. Tuy nhiên, tình yêu của họ không được chấp thuận bởi Ngọc Hoàng. Chức Nữ bị buộc về thiên đình. Ngưu Lang đã dùng sức mạnh của tình yêu để tìm kiếm và theo đuổi Chức Nữ đến sông Thiên Hà.
Cuối cùng, Vương Mẫu bị cảm động và cho phép họ gặp nhau một lần mỗi năm vào ngày 7 tháng 7 âm lịch. Những chú quạ đen sẽ tạo thành một chiếc cầu Ô Thước để hai người gặp mặt.
2.2. Ý nghĩa
Ngoài Trung Quốc gọi là ngày thất tịch là ngày gì, ngày lễ này cũng được biết tới tại Hàn Quốc với cái tên lễ Chilseok (칠석). Tại Nhật Bản là kỷ niệm ngày gặp gỡ của Orihime (織姫 Chức Cơ) hay còn gọi là lễ Tanabata (七夕), nhưng được tổ chức theo ngày dương lịch.
Khi vào lễ thất tịch, các thiếu nữ sẽ tạo nên các đồ vật thủ công với mong muốn ước vọng tìm kiếm đối tượng kết hôn. Vì vậy, lễ thất tịch tại Trung Quốc còn được biết tới với nhiều tên gọi khác nhau.
Ví dụ:
- Khất xảo tiết (乞巧節; qǐ qiǎo jié): ngày lễ khất xảo, dành cho các cô gái thể hiện tài năng dệt vải.
- Thất thư đản (七姐誕; qī jiě dàn): khuyến khích các nam thanh nữ tú thể hiện tình cảm với nhau. Đồng thời, cũng là ngày lễ cầu mong hạnh phúc trong cuộc sống hôn nhân, gia đình.đ
- Xảo tịch (巧夕; qiǎo xì): ngày lễ tôn vinh tình yêu, các đôi nam nữ có ý với nhau sẽ lấy hạt hồng đậu để tặng nửa kia. Ngụ ý tình cảm 100 năm không đổi thay.
Ngày lễ thất tịch mang ý nghĩa quan trọng đối với những người yêu nhau. Nếu bạn đang trong một mối quan hệ tình yêu, ngày lễ này hãy tặng cho người ấy những món quà nhỏ và bất ngờ để tình cảm ngày càng bền chặt hơn nhé.
3. Phong tục ngày lễ thất tịch ở các nước
3.1. Phong tục lễ thất tịch tại Việt Nam
Tại Việt Nam, ngày thất tịch là ngày gì và vào ngày lễ thất tịch nhiều địa phương tổ chức lễ hội với các hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Ngoài ra, một số người quan niệm ăn chè đậu đỏ sẽ giúp bản thân tìm thấy một mối tình viên mãn và gắn bó như Ngưu Lang – Chức Nữ. Vào ngày này, các cặp đôi thường tặng quà cho nhau để tình cảm bền chặt hơn.
3.2. Phong tục lễ thất tịch tại Trung Quốc
Thất Tịch là lễ hội lớn tại Trung Quốc nên thường có các hoạt động văn hóa, như múa lân, trình diễn nghệ thuật.
Tại đây, các cô gái sẽ cùng tham gia dệt vải với mong tìm kiếm bạn đời của bản thân. Cũng có thêm một số hoạt động như viết thơ, làm đồ thủ công… Qua đó thể hiện tình cảm và nỗi nhớ dành cho đối tượng thầm mến.
3.3. Phong tục lễ thất tịch tại Nhật Bản
Tại Nhật Bản, lễ thất tịch được gọi là Tanabata, diễn ra vào ngày 7 tháng 7 dương lịch. Vào ngày này, người dân viết ước nguyện lên các mảnh giấy màu sắc (tanzaku) và treo lên cây tre, cầu mong cho ước mơ thành hiện thực.
Các lễ hội Tanabata thường diễn ra với nhiều hoạt động văn hóa. Ví dụ: biểu diễn nghệ thuật, diễu hành và các trò chơi dân gian.
Ngày Thất Tịch không chỉ đơn thuần là một ngày lễ kỷ niệm tình yêu mà còn mang trong mình những giá trị văn hóa sâu sắc. Và ngày nay, Thất Tịch đã trở thành dịp để mọi người thể hiện tình yêu, tôn vinh nghệ thuật và cầu mong hạnh phúc.
Những thông tin trên của mariposa giúp bạn hiểu rõ khái niệm ngày thất tịch là ngày gì cũng như nguồn gốc, ý nghĩa của ngày lễ này. Mong rằng vào lễ thất tịch này, bạn và người thương có thể hạnh phúc bên nhau. Những bạn đang cô đơn cũng sớm tìm được cho mình một người yêu thương nhé.