Vải wool là gì? Loại vải này có những ưu nhược điểm như thế nào? Đây là loại vải được ưa chuộng trên thế giới hiện nay. Vải này được gọi với tên gọi khác là vải len. Nó nổi bật với khả năng giữ ấm tốt, độ bền cao và khả năng chống nhăn tuyệt vời. Ngược lại, vải wool cũng mang một số nhược điểm khác. Hãy cùng chúng tôi khám phá chi tiết về loại vải này có nguồn gốc, ưu nhược điểm ra sao nhé.
1. Vải wool là gì?
Hiện nay chất liệu vải wool là gì và được ưa chuộng và được nhiều người lựa chọn là sản phẩm ưu tiên số 1. Vậy vải wool là gì? Vải wool được biết đến với tên gọi khác là vải len. Loại vải này được chế tạo và sản xuất từ các loài động vật như cừu, dê, thỏ, hay lạc đà. Có cấu tạo từ nguyên liệu thô với 97% protein và chất béo.
Công dụng nổi bật của vải wool giúp giữ ấm hiệu quả, mềm mại và độ đàn hồi tốt. Bởi vậy nó nhận được tìm kiếm của mọi người trên thế giới. Loại vải này được chế tạo và dệt thành nhiều loại chất liệu, vô cùng đa dạng. Có thể làm ra loại len mỏng nhẹ cho đên loại vải dày dặn.
Nhờ những ưu điểm và tính năng vượt trội mà loại vải này rất được ưa chuộng trong ngành thời trang và nội thất. Ứng dụng với các loại áo khoác cho tới chăn ga gối cao cấp.
2. Ưu và nhược điểm của vải wool
Như đã biết, các đặc tính của vải wool thể hiện được nhiều điểm mạnh và nhận được sự yêu thích của nhiều người. Tuy nhiên nó vẫn có những khía cạnh hạn chế mà nhiều người chưa biết. Vậy ưu nhược điểm của vải wool là gì? Khám phá chúng để hiểu rõ và lựa chọn các sản phẩm phù hợp với bản thân và gia đình nhé.
2.1. Ưu điểm
- Tính năng giữ nhiệt tốt
Ưu điểm nổi trội của vải wool chính là giữ ấm nhờ vào cấu trúc sợi len đặc biệt. Vì vậy được nhiều người lựa chọn để giữ ấm cơ thể trong thời tiết lạnh giá. Đây là loại vải được sử dụng nhiều trên thế giới, đứng ở vị trí 3 sau vải cotton và tổng hợp.
- Khả năng thấm hút và thoát ẩm
Vải wool mang một đặc tính vượt trội là hút ẩm tốt và nhanh khô. Vì vậy nó giữ cho cơ thể luôn thoải mái, duy trì tình trạng khô ráo khi hoạt động nhiều.
- Độ bền cao
Loại vải này nổi bật với độ bền và độ đàn hồi khá cao. Nó dễ sử dụng và bảo quan nhờ khả năng chống nhăn, nhanh chóng phục hồi hình dáng sau khi bị kéo dãn.
- Chống nhăn tốt
Vải wool nổi tiếng với ưu điểm chống nhăn tốt, với chất liệu bông xốp. Loại vải này ít nhăn nhiều hơn so với các loại vải khác. Giúp người dùng tiết kiệm kha khá thời gian làm phẳng.
- Thân thiện môi trường
Vải wool là gì và có chất liệu từ thiên nhiên nên cực kỳ thân thiện môi trường. Nó có khả năng phân hủy sinh học tốt, làm giảm tác động tiêu cực đến môi trường so với các loại vải tổng hợp.
2.2. Nhược điểm
- Giá thành cao
Loại vải được yêu thích này có giá thành tương đối cao hơn các chất liệu khác. Vì vậy nó là nhược điểm khó tiếp cận với nhiều đối tượng người tiêu dùng.
- Gây ngứa
Một số trường hợp sử dụng vải wool đã từng cảm thấy ngứa khi mặc và tiếp xúc. Vì vậy cần chú ý với những người có làn da nhạy cảm và xem có phù hợp với chất vải thô này hay không nhé.
- Bảo quản
Để vải được giữ nguyên như chất liệu ban đầu thì khuyến khích người dùng giặt tay hoặc sử dụng máy ở chế độ nhẹ. Tuyệt đối không nên sử dụng máy sấy khiến cho vải ở tình trạng cọ rút.
Nếu gặp trường hợp bảo quản sai cách tệ hơn là vải có thể bị biến dạng. Đồng thời làm giảm chất lượng và độ bền
3. Nguồn gốc và quy trình sản xuất vải wool
Dưới đây là chi tiết về nguồn gốc và quy trình sản xuất ra loại vải wool được ưa thích hiện nay như sau:
3.1. Nguồn gốc
Nguồn gốc của vải wool là gì? Nó được chế tạo từ các loại động vật có lông dày. Loại vải này được sử dụng từ lâu đời, xuất hiện trong các nền văn minh cổ đại như người Sumer và người Ai Cập. Họ đã sử dụng lông cừu để tạo ra các sản phẩm vải tránh thời tiết lạnh giá.
Vì thế vải wool hay còn gọi là vải len trở thành loại vải được sử dụng phổ biến với mục đích giữ ấm và độ bền cao.
3.2. Quy trình sản xuất
Để sản xuất và chế tạo ra vải wool là gì cần trải qua các bước tỉ mỉ và cần kỹ thuật chuyên nghiệp. Giúp chế biến lông động vật thành loại vải hoàn hảo.
- Bước 1: Thu hoạch lông
Thu hoạch các loại lông động vật bằng hình thức cắt tỉa. Sau đó họ sẽ phân loại dựa trên chất lượng và loại sợi.
- Bước 2: Làm sạch
Bước làm sạch giúp loại bỏ các bụi bẩn từ lông các loài động vật như dầu hay các tạp chất. Bước này giúp chất lượng sợi wool sạch, và không bị ảnh hưởng bởi loại chất bẩn gây ảnh hưởng chất lượng sản phẩm cuối cùng.
- Bước 3: Chải và tách sợi
Quy trình chải và tách sợi được làm vô cùng tinh xảo và tỉ mỉ. Chúng cần được chải và tách thành các sợi riêng biệt. Nhằm mục đích loại bỏ các sợi ngắn và tạp chất còn lại, tạo ra sợi wool mịn và đồng đều hơn.
- Bước 4: Đánh bóng và nhuộm
Trước khi đi đến bước gần cuối cùng, các sợi vải wool sẽ được đánh bóng kết hợp cùng làm mềm. Sau đó nó sẽ được đem đi nhuộm màu nếu cần. Các phương pháp nhuộm màu được thực hiện cẩn thận để tạo ra kết quả chuẩn và đẹp mắt.
- Bước 5: Dệt và kéo sợi
Bước dệt và kéo sợi gần như là bước hoàn thiện cuối cùng bằng cách sử dụng các loại máy dệt hiện đại. Quá trình này sẽ được trải qua các bước kéo sợi, dệt, và xử lý bề mặt. Nhằm tạo ra vải wool với độ dày, cấu trúc, và tính năng mong muốn.
- Bước 6: Kiểm tra chất lượng
Bước cuối cùng để hoàn thiện chính là kiểm tra chất lượng sản phẩm. Vải wool sẽ được sử dụng phương pháp xử lý nhiệt hoặc ép để mang lại chất lượng ổn định.
4. Cách bảo quản vải wool
Vải wool muốn giữ được chất lượng tốt thì cần bảo quản đúng cách. Cách bảo quản vải wool là gì? Một số mẹo để giữ được chất lượng và duy trì tuổi thọ sản phẩm:
4.1. Giặt tay hoặc giặt máy nhẹ
Cách bảo quản vải tốt nhất đó là làm sạch bằng cách giặt tay. Hoặc cũng có thể giặt máy ở chế độ nhẹ nhàng. Nên chú ý sử dụng nước lạnh hoặc ấm để tránh khiến vải bị co rút. Tránh các loại thuốc tẩy mạnh hoặc nước quá nóng.
4.2. Sử dụng chất tẩy rửa nhẹ
Lựa chọn các loại chất tẩy nhẹ nhàng chuyên dụng dành cho vải wool để giữ được độ bền tốt nhất. Tránh các loại thuốc tẩu có chứa enzyme hoặc hóa chất mạnh có thể làm hỏng sợi wool.
4.3. Vắt quá mạnh
Lưu ý sau khi làm sạch vải wool là gì, các bạn cần vắt nhẹ để loại bỏ nước thừa. Không nên vắt quá mạnh khiến vải biến dạng và nhanh hỏng.
4.4. Phơi khô tự nhiên
Nên chú ý phơi khô vải wool tự nhiên, nơi thoáng mát và tránh ánh nắng trực tiếp. Không nên sử dụng các loại máy sấy ở nhiệt độ cao gây co rút và hỏng sợi wool.
4.5. Bảo quản đúng cách
Lưu trữ đúng cách bằng cách gấp gọn trong tủ quần áo hoặc ngăn kéo khô ráo. Có thể sử dụng thêm các loại hộp hoặc túi để tránh bụi bẩn và vi khuẩn nấm mốc.
4.6. Chăm sóc vết bẩn kịp thời
Đối với các tình huống vải bị bẩn thì nên xử lý ngay lập tức để có thể giữ được mới. Thực hiện lau nhẹ bằng khăn và nước lạnh. Không nên chà quá mạnh khiến sợi vải tổn thương và ảnh hưởng chất lượng vải.
Những thông tin của Mariposa về vải wool là gì giúp bạn có thể tìm được sản phẩm vải wool chất lượng, chính hãng và phù hợp. Đây là loại vải chất lượng cao, với nhiều ưu điểm và công dụng nổi bật. Vì vậy nó đem lại trải nghiệm sử dụng vô cùng tốt. Nó có thể là sự lựa chọn an toàn với làn da và phù hợp với gia đình của bạn.