Đã từ lâu, câu hỏi “chất liệu Tencel là gì?” đã không còn trở nên xa lạ đối với người tiêu dùng hiện nay vì chúng được sử dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống, từ thời trang cao cấp, sản phẩm chăm sóc sức khỏe đến vật dụng nội thất gia đình. Đồng thời loại chất liệu này cũng được nhiều người dùng ưa thích bởi sự thân thiện, an toàn và thân thiện với môi trường.
1. Chất liệu Tencel là gì?
Chất liệu Tencel là gì? Đây là một loại vải sinh học cao cấp, còn được nhiều người nhắc đến với tên gọi Lyocell, có nguồn gốc từ bột gỗ của các loại cây như bạch đàn và khuynh diệp. Chất liệu này không chỉ nổi bật bởi tính bền đẹp, mềm mại mà còn thu hút cảm tình của người tiêu dùng bởi sự thân thiện với môi trường và an toàn tuyệt đối cho sức khỏe.
Nhờ những ưu điểm vượt trội như khả năng phân hủy sinh học, khả năng thấm hút tốt và cảm giác mềm mại tự nhiên, Tencel ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong ngành thời trang, chăn ga gối đệm và nhiều sản phẩm tiêu dùng khác.
2. Nguồn gốc của chất liệu Tencel là gì?
Tencel có nguồn gốc từ những năm 1980, khi công ty Courtaulds Fibers tại Coventry, Anh, bắt đầu nghiên cứu và phát triển loại sợi sinh học này. Đến năm 1990, quá trình sản xuất được mở rộng tại các nhà máy ở Mobile, Alabama và Grimsby, Anh. Sau nhiều năm cải tiến và phát triển, thương hiệu Tencel thuộc tập đoàn Lenzing đã trở thành cái tên hàng đầu trong ngành công nghiệp dệt may trên toàn cầu kể từ năm 2013.
3. Ưu nhược điểm của chất liệu Tencel là gì?
Bên cạnh việc tìm hiểu chất liệu Tencel là gì, nhiều người cũng thắc mắc rằng liệu loại chất liệu này có thực sự hữu ích và phù hợp với nhu cầu sử dụng hàng ngày hay không. Tương tự như các chất liệu khác ở trên thị trường thì Tencel cũng có những ưu điểm và hạn chế nhất định.
3.1. Ưu điểm
Là một trong những chất liệu vải cao cấp được mọi người đánh giá cao về tính an toàn và sự thân thiện đối với môi trường, Tencel không chỉ nổi bật bởi nguồn gốc tự nhiên mà còn bởi những tính năng vượt trội trong việc chăm sóc sức khỏe người dùng.
- An toàn cho sức khỏe: Tencel là được sản xuất từ bột gỗ thiên nhiên và hoàn toàn không chứa hóa chất độc hại, nhờ đó rất an toàn, kể cả với làn da nhạy cảm. Đặc biệt, loại vải này còn có khả năng kháng khuẩn vượt trội. Theo nghiên cứu, số lượng vi khuẩn phát triển trên sợi vải Tencel chỉ bằng 1/3 so với vải truyền thống và thấp hơn 2000 lần so với vải tổng hợp, giúp hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn, nấm mốc và các bệnh liên quan đến hô hấp hay da liễu.
- Khả năng hút ẩm vượt trội: Nhờ cấu trúc sợi độc đáo, Tencel có khả năng thấm hút mồ hôi và độ ẩm cực tốt. Khi chạm vào, bạn sẽ cảm nhận ngay cảm giác mát lạnh, dễ chịu. Độ ẩm được hấp thụ nhanh chóng vào bên trong sợi vải và tỏa ra không khí, giúp bề mặt da luôn khô thoáng, mang lại sự thoải mái tối đa trong mọi điều kiện thời tiết.
- Khắc phục nhược điểm của Cotton: So với Cotton, vải Tencel không chỉ mềm mịn và mát hơn mà còn có khả năng chống nhăn và co rút tốt hơn. Sau nhiều lần giặt, vải vẫn giữ được độ mềm mại và tính thẩm mỹ, giúp bạn yên tâm sử dụng với cả máy giặt mà không lo vải bị hư hại.
- Màu sắc đa dạng: Tencel dễ dàng được nhuộm màu và phối hợp với các loại sợi khác, tạo ra những sản phẩm vải có thiết kế và màu sắc đa dạng. Loại vải này không chỉ bền đẹp mà còn mang đến sự thoải mái và mềm mại vượt trội, là lựa chọn lý tưởng cho các sản phẩm thời trang và nội thất.
- Thân thiện với môi trường: Một trong những điểm nổi bật nhất của vải Tencel chính là tính bền vững. Chất liệu này có khả năng phân hủy sinh học hoàn toàn, không gây ô nhiễm môi trường. Quy trình sản xuất khép kín sử dụng dung môi oxit amin tái chế đến 99,5%, đảm bảo giảm thiểu tác động xấu đến môi trường. Nguyên liệu đầu vào từ bột gỗ tự nhiên cũng không sử dụng hóa chất độc hại, tạo nên sản phẩm an toàn cho cả con người lẫn hệ sinh thái.
3.2. Nhược điểm
- Giá thành cao: Quy trình sản xuất hiện đại và yêu cầu kiểm định nghiêm ngặt khiến chi phí sản xuất vải Tencel cao hơn so với nhiều loại vải thông thường. Vì vậy, các sản phẩm từ Tencel thường thuộc phân khúc cao cấp, phù hợp với đối tượng người tiêu dùng sẵn sàng đầu tư cho chất lượng.
- Khó mua tại thi trường nội địa: Hiện nay, Tencel chủ yếu được nhập khẩu từ các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, do số lượng cơ sở sản xuất trong nước còn rất hạn chế. Điều này khiến việc tìm mua sản phẩm vải Tencel chất lượng đôi khi gặp khó khăn.
Nếu bạn đang tự hỏi “Chất liệu Tencel là gì và có tốt không?”, thì đây chính là chất liệu phù hợp với phong cách sống hiện đại, đáp ứng nhu cầu sử dụng bền vững và an toàn. Tencel không chỉ mang đến sự hài lòng nhờ khả năng kháng khuẩn, hút ẩm vượt trội và mềm mại tự nhiên, mà còn khắc phục nhiều nhược điểm của các loại vải truyền thống như Cotton.
4. Tính ứng dụng của chất liệu Tencel là gì?
Càng ngày càng có nhiều người quan tâm đến câu hỏi “Chất liệu Tencel là gì?” vi loại vải này không chỉ thân thiện với môi trường mà còn sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội. Nhờ đặc tính mềm mại, thoáng khí và an toàn cho sức khỏe, vải Tencel ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống, đặc biệt là ngành may mặc và nội thất.
4.1. Ngành may mặc
Sở hữu tính năng an toàn với làn da, hoạ tiết và màu sắc đa dạng, vải Tencel chính là sự lựa chọn hàng đầu để tạo ra những bộ trang phục thời thượng và thoải mái. Từ áo sơ mi, đầm, chân váy, áo phông đến quần hay đồ bộ mặc nhà, chất liệu này sẽ mang lại sự dịu nhẹ, thoáng mát. Ngoài ra, chất liệu này cũng được sử dụng để tạo ra các phụ kiện như băng đô, khăn choàng.
4.2. Ngành nội thất
Một trong những ứng dụng lớn nhất của chất liệu Tencel là trong ngành công nghiệp chăn ga gối đệm. Với khả năng làm mát tự nhiên, độ mềm mại và êm ái, vải Tencel có khả năng mang đến cho bạn giấc ngủ thoải mái. Với khả năng thấm hút tốt và thoáng khí, chất liệu này rất lý tưởng cho các sản phẩm sử dụng hàng ngày, mang lại cảm giác thư giãn và dễ chịu.
4.3. Các ứng dụng khác
Không chỉ dừng lại ở thời trang và nội thất, vải Tencel còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác. Ví dụ, rèm cửa và khăn trải bàn từ Tencel vừa có độ bền cao, vừa mang lại vẻ đẹp tinh tế cho không gian sống. Hơn nữa chất liệu này cũng được sử dụng trong ngành y tế nhờ khả năng thấm hút và góp phần trong việc sản xuất ra băng gạc.
Để trả lời cho câu hỏi “Chất liệu Tencel là gì?” thì đây chính là một bước tiến lớn trong lĩnh vực ngành hàng thời trang bền vững không chỉ mang lại sự tiện nghi cho người sử dụng mà còn là biểu tượng cho một tương lai hứa hẹn thay thế thời trang nhanh.
5. Điểm khác nhau giữa Cotton và chất liệu Tencel là gì?
Tencel và Cotton được biết đến là hai cái tên được biết nhắc đến thường xuyên, đặc biệt là với những ai quan tâm đến sự thoải mái, độ bền và khả năng thân thiện với môi trường. Những giữa hai loại chất liệu này thì cái nào sẽ là sự lựa chọn tốt nhất?
5.1. Chất lượng bông và sợi dệt
Một điểm trừ lớn của Cotton là sự chênh lệch về chất lượng giữa các loại bông. Ví dụ, Cotton Ai Cập hay Pima được đánh giá cao nhờ sợi bông dài và mịn, mang đến cảm giác mềm mại vượt trội. Tuy nhiên, những loại Cotton này có giá thành khá cao, nhưng Cotton thường lại dễ gây cảm giác thô ráp.
Với Tencel thì ngược lại vì chất liệu này có quy trình sản xuất đồng nhất từ bột gỗ cây, mang đến chất liệu mềm mịn và bền lâu, không có sự chênh lệch lớn về chất lượng như Cotton. Điều này khiến Tencel trở thành lựa chọn đáng tin cậy hơn so với những loại chất liệu khác.
5.2. Sự thoải mái
Tencel có khả năng vượt trội nhờ có mặt vải mịn, xốp và nhẵn, mang đến cảm giác mềm mại, thoáng mát và giảm thiểu nguy cơ gây kích ứng da. Đặc biệt, vải Tencel không bị xổ lông hay gây ngứa ngáy như những loại Cotton kém chất lượng.
5.3. Sự thoáng mát
Cấu trúc Tencel là những sợi dệt nhỏ có khả năng thấm hút tốt, giúp tránh tình trạng bị ẩm và hạn chế sự sinh sôi của vi khuẩn, mang lại sự thoáng mát và an toàn. Đặc tính này cực kỳ thích hợp ở những vùng khí hậu nhiệt đới như Việt Nam.
Cotton cũng là chất liệu thoáng khí, tuy không thấm hút tốt như Tencel nhưng vẫn đảm bảo sự thoải mái và dễ chịu cho người sử dụng.
5.4. Độ bền
Tencel có ưu điểm lớn về độ bền và ít nhăn hơn Cotton. Vải Tencel dễ giặt, ít bị co rút hoặc biến dạng, và giữ được độ mới lâu dài. Quần áo hoặc chăn ga gối bằng Tencel thường ít tốn công bảo quản hơn.
Cotton, đặc biệt là Cotton cao cấp như Cotton Ai Cập, có độ bền rất cao, thậm chí có thể sử dụng lên đến vài thập kỷ. Tuy nhiên, điều này đi kèm với giá thành không hề rẻ.
5.5. Giá thành
Về chi phí, Cotton thông thường rẻ hơn so với Tencel, trong khi Cotton cao cấp lại có giá thành đắt đỏ hơn. Với mức ngân sách còn hạn hẹp thì Cotton vẫn là lựa chọn hợp lý. Tuy nhiên, nếu bạn muốn sử dụng một chất liệu lâu dài và bền bỉ, không bị co rút hay phai màu, thì Tencel chính là câu trả lời.
Cotton và Tencel đều có những điểm mạnh yếu riêng biệt tuỳ thu vào nhu cầu và ngân sách của bạn. Dù bạn chọn sử dụng loại chất liệu nào thì cả hai đều mang đến cho bạn sự thoải mái và an toàn nhất định, góp phần giúp bạn có những trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc sống.
Chắc hẳn bạn đã hiểu rõ chất liệu Tencel là gì và những ưu điểm vượt trội của loại chất liệu này. Tencel không chỉ chiếu được cảm tình của rất nhiều người vì sự mềm mại, thoáng khí và an toàn cho sức khoẻ mà chất liệu này còn cực kỳ thân thiện với môi trường và phù hợp với xu hướng sống bền vững của giới trẻ hiện nay.
>> Xem thêm:
Cotton poly là gì? 4 đặc điểm và lợi ích của loại vải này
Gợi ý 10+ những kiểu áo sơ mi sang chảnh, xu hướng 2024