Mặc dù theo truyền thống, các đôi trai gái thường đeo nhẫn cưới vào ngón áp út của bàn tay trái. Bởi họ tin rằng đây là “mạch máu tình yêu”, ngụ ý cho sự gắn kết vĩnh hằng. Tuy nhiên, ngày nay, việc đeo nhẫn cưới đeo tay nào hoàn toàn tùy thuộc vào sở thích, phong tục gia đình và thói quen sinh hoạt của cả hai vợ chồng.
1. Nhẫn cưới là gì? Ý nghĩa của nhẫn cưới trong hôn nhân của người Việt Nam?
Nhẫn cưới là biểu tượng của sự chung thủy, gắn bó lâu dài trong tình yêu đôi lứa. Thông thường, nhẫn cưới chỉ được trao tay khi cặp đôi quyết định trở thành vợ chồng, công khai tới toàn bộ người quen biết và được chứng giám bởi pháp luật.
Vì thế, chất liệu và hình dáng nhẫn cưới hay “nhẫn cưới đeo tay nào” cũng được chú trọng. Nhẫn thường có hình tròn bằng bạc, vàng hoặc kim cương. Điều này ngụ ý cho lời chúc phúc vô tận về tình cảm keo sơn và lời cam kết sẽ cùng nhau vượt qua mọi khó khăn của hai người.
2. Khi nào nên đeo nhẫn cưới?
Nhẫn cưới thường được đeo trong lễ cưới, dưới sự chứng kiến của bạn bè và người thân. Bạn không nên vội vã đeo nhẫn cưới trước ngày cử hành hôn lễ mà chỉ nên đeo đúng ngày.
Nguyên nhân là một số quan niệm cho hay, nếu đeo nhẫn trước ngày kết hôn thì sẽ vợ chồng dễ sứt mẻ tình cảm, không hạnh phúc. Vì thế, trên thực tế, sau khi thắp nhang và hành lễ, cô dâu chú rể mới trao nhẫn cưới trước sự chứng kiến của đôi bên gia đình.
3. Nhẫn cưới đeo tay nào? Tại sao nên đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái?
Ở Việt Nam, nhẫn cưới thường được đeo ở ngón áp út của bàn tay trái. Bởi người Hy Lạp, La Mã,… và các quốc gia Đông Phương tin rằng có một tĩnh mạch chạy từ ngón áp út thẳng lên tim. Hành động mang theo nhẫn ở ngón tay này thể hiện cho niềm tin tình yêu trọn đời.
Người ta không đeo nhẫn cưới vào tay phải vì từ xưa đến nay, cha ông tin rằng tay trái gần tim hơn tay phải. Đồng thời, đa số mọi người đều thuận tay phải nên đeo nhẫn tay trái sẽ dễ dàng làm việc hơn, tránh thất lạc.
Mặt khác, nhẫn cưới trên tay trái khiến mọi người dễ thấy hơn. Đeo nhẫn cưới vào tay trái vừa là lời khẳng định về mối quan hệ với mọi người xung quanh vừa là lời nhắc nhở về trách nhiệm gia đình đối với chàng trai/ cô gái.
4. Đeo nhẫn cưới vào ngón khác có được không?
Không ít người sau khi biết “nhẫn cưới đeo tay nào” vẫn đeo nhẫn vào ngón khác. Một số vợ chồng đeo nhẫn cưới theo phong tục “nam tả nữ hữu”, chồng đeo nhẫn bên trái, nữ đeo nhẫn bên phải.
Điều này hoàn toàn bình thường. Bạn có thể đeo nhẫn cưới vào ngón tay khác nếu bạn muốn. Điều quan trọng là bạn và nửa kia cảm thấy thoải mái và hạnh phúc khi đeo nó.
5. Hướng dẫn đeo nhẫn cưới và nhẫn đính hôn cho cô dâu, chú rể
Trên thực tế, cô dâu thường đeo nhẫn đính hôn vào ngón giữa sau khi được cầu hôn. Đến ngày tổ chức hôn lễ, chú rể sẽ đeo nhẫn cưới vào ngón áp út tay trái. Cũng có một số bạn nữ sẽ đeo nhẫn đính hôn vào ngón áp út tay phải trước khi kết hôn, sau đó chuyển sang ngón áp út tay trái cùng với nhẫn cưới.
Đối với chú rể, họ thường đeo nhẫn cưới ở ngón áp út tay trái. Sau khi về chung nhà, các bạn có thể chỉ đeo một trong hai hoặc cả hai loại nhẫn trên tay của mình.
6. Nên tránh điều gì khi đeo nhẫn cưới
Bên cạnh lưu ý về “đeo nhẫn cưới tay nào” thì các cặp vợ chồng son cũng nên tránh những điều cấm kỵ sau:
6.1. Đeo nhẫn có kiểu dáng quá khác biệt nhau
Ý nghĩa của nhẫn cưới là sự se duyên, kết đôi bền chặt nên thường có kiểu cách giống nhau. Nếu hai chiếc nhẫn quá khác nhau có thể khiến mọi người hiểu nhầm vể mối quan hệ. Đồng thời, nó có xu hướng ngụ ý sự xung đột, tương khắc của hai thành viên trong đời sống gia đình.
6.2. Làm mất nhẫn hoặc đem nhẫn đi cầm cố
Việc đánh mất hoặc đem đi bán đều thể hiện sự không trân trọng “tín vật” vợ chồng này. Ngoài ra, bạn nên giữ gìn nó, bằng cách:
- Tạm thời tháo bỏ nhẫn khi làm việc: Một số người làm việc trong môi trường nhiều hóa chất có thể làm nhẫn bị mất độ bóng, dễ gỉ. Điều này cũng hạn chế nhẫn bị biến dạng, xước, mất khi bạn va chạm mạnh.
- Đánh bóng và vệ sinh nhẫn định kỳ để nhẫn luôn sáng, đẹp theo thời gian
- Không đeo nhẫn quá chật hoặc quá lỏng: Hãy đến các cửa hàng trang sức phụ kiện để điều chỉnh tránh việc khó chịu khi đeo, tuột mất nhẫn,…
6.3. Không đeo nhẫn cưới
Có rất nhiều lý do để một trong hai vợ chồng tạm thời không đeo nhẫn. Nhưng đừng để chỉ vợ/ chồng bạn đeo tín vật trong lễ cưới của cả hai. Đeo nhẫn cưới là hành động thể hiện sự tôn trọng với người bạn đời của mình. “Người kia” của bạn sẽ cảm thấy an toàn, ấm lòng hơn khi bạn luôn mang theo lời cam kết về mối quan hệ của cả hai.
Đồng thời, điều này cũng hạn chế tối đa hiểu lầm rằng bạn hay nửa kia đang độc thân. Vì thế, đeo nhẫn cưới không chỉ là nghĩa vụ mà còn là sự thể hiện tình yêu của bạn với đối phương.
Thông qua lời giải đáp chi tiết về “nhẫn cưới đeo tay nào” của mariposa, hy vọng các cặp đôi sẽ không còn lúng túng khi thực hiện nghi lễ trao nhẫn đầy thiêng liêng! Đừng quên tham khảo ý kiến của “tri kỷ” khi chọn trang sức, vị trí đeo,… cho ngày quan trọng nhất cuộc đời của mình nhé!