Trên thị trường may mặc, vải modal được đánh giá cao hơn vải cotton, kaki, nỉ, len,… Vậy vải modal là gì? Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ chi tiết nguồn gốc cũng như những ưu điểm đáng sử dụng của chất vải modal.
1. Vải modal là gì?
Chất liệu vải modal là gì? Vải modal là loại vải sinh học được sản xuất từ xenlulozơ, chất lấy từ cây sồi cổ thụ ở Trung Âu và Bắc Âu. Vải được tái chế từ vật liệu thiên nhiên, thân thiện với môi trường nên người dùng đánh giá cao và yêu thích sử dụng.
Với độ co giãn tốt, thấm hút dễ dàng và mềm mại, vải modal được ứng dụng rộng rãi trong ngành may mặc. Một số sản phẩm làm từ vải modal như quần áo, găng tay, tất chân, chăn ga gối đệm,…
2. Nguồn gốc ra đời vải modal
Cây sồi thuộc nhóm cây cổ thụ, có khả năng phát triển mạnh mẽ không cần nhờ đến thuốc hay phân bón. Bắt đầu từ những năm 30 của thế kỷ XX, một số quốc gia Bắc Âu ứng dụng cây sồi vào làm nguyên vật liệu sản xuất vải.
3. Vải modal có đặc tính gì nổi bật
Chất vải modal là gì giúp đáp ứng nhu cầu sử dụng của nhiều tệp khách hàng, bao gồm người lớn và trẻ em. Một số đặc tính ưu việt được người dùng ưa chuộng như:
- Chống dão: Xenlulozơ là một hợp chất hoá học rắn và vững chắc nên rất hiếm xảy ra tình trạng co rút. Đồ may mặc sử dụng vải modal có khả năng giữ form tốt theo thời gian.
- Độ bền cao: Sự liên kết chặt chẽ giữa các chuỗi xenlulozơ trong các sợi nhỏ tạo nên chất vải modal bền vững, ngay cả khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nước, nhiệt độ.
- Thấm hút tốt: Tỷ lệ thấm hút của vải modal cao hơn vải cotton 25%, rất thoáng mát và mềm mịn. Đặc tính này thích hợp thiết kế, sản xuất nội y.
4. Quy trình sản xuất vải modal là gì?
Người thợ để làm nên những mảnh vải modal chất lượng, hội tụ những đặc tính ưu việt cần trải qua 5 bước kỹ thuật sau:
- Bước 1: Nhà vườn lựa chọn những cây sồi đạt chuẩn rồi đốn hạ, vận chuyển đến xưởng nghiền nhỏ và xử lý nhiệt. Đây là công đoạn phân tách xenlulozơ trong cây sồi, chuyền thành dạng lỏng hơi sánh.
- Bước 2: Nhà máy tiến hành phá vỡ cấu trúc liên kết trong xenlulozơ bằng nhiệt độ cao. Thời điểm này, xenlulozơ bắt đầu chuyển trạng thái sang dạng bùn nhằm phục vụ bước kỹ thuật kéo sợi kế tiếp.
- Bước 3: Người thợ đổ hỗn hợp xenlulozơ dạng bùn vào từng khuôn máy, chuẩn bị dệt thành sợi.
- Bước 4: Sợi vải thành phẩm được mang đi rửa sạch, tẩy trắng.
- Bước 5: Sợi vải đã qua xử lý được những người thợ mang đi dệt, tạo thành những mảnh vải modal hoàn chỉnh.
5. Ưu nhược điểm của vải modal là gì?
Vải modal được chế tạo nhằm khắc phục điểm hạn chế của các loại vải trước đây. Dù được nghiên cứu kỹ lưỡng, sử dụng nguyên liệu thiên nhiên, loại vải này vẫn tồn tại một số nhược điểm trong đời sống và sản xuất may mặc.
5.1. Ưu điểm của vải modal
Nhiều khách hàng thắc mắc ưu điểm của vải modal là gì, được nhiều cơ sở kinh doanh may mặc tán dương hết lời. Dưới đây là những đặc điểm vượt trội của vải modal:
- Vải modal là gì và có kết cấu chắc chắn, ổn định form dáng theo thời gian.
- Khả năng giữ màu tốt sau nhiều lần giặt, phơi dưới ánh nắng mặt trời.
- Thời gian sử dụng, tái sử dụng dài.
- Bề mặt vải có độ mịn, mát hơn so với những chất liệu vải tương tự.
- Vải được sản xuất từ nguyên liệu tự nhiên nên rất lành tính, an toàn với mọi làn da.
- Khả năng kiểm soát nhiệt độ tốt, thấm hút nhanh chóng dù mùa Đông hay mùa Hè.
5.2. Nhược điểm của vải modal
Theo như chia sẻ trước đó, vải modal cũng tồn tại những hạn chế nhất định như:
- Chi phí sản xuất cao do nguyên liệu chính được lấy từ thân cây sồi lâu năm, trải qua nhiều công đoạn kỹ thuật trước khi cho ra thành phẩm.
- Vải modal tương đối dày và thoát nước kém, gây khó chịu khi mặc hoặc giặt lâu khô.
- Ít lựa chọn màu sắc, thông thường chỉ có những màu đơn giản nên khó phù hợp với thị hiếu người dùng.
6. Ứng dụng của vải modal trong đời sống
Vải modal là loại vải mềm mịn, độ bền cao nên được ứng dụng rộng rãi trong ngành công nghiệp may mặc dành cho thời trang nam và nữ. Những sản phẩm có thể sản xuất từ vải modal bao gồm:
- Tất chân, tất tay với những đặc điểm co giãn tốt, mềm mịn và thoáng khí.
- Nội y do chất vải mang lại cảm giác dễ chịu, thoải mái và lành tính với vùng da nhạy cảm.
- Chăn ga gối đệm là ứng dụng phổ biến nhất của vải modal, được sản xuất dựa trên đặc tính độ bền cao, không bị chảy và khả năng thấm hút tốt.
7. Hướng dẫn vệ sinh và bảo quản vải modal
Vải modal là gì nếu muốn sử dụng lâu dài, bền đẹp với thời gian đều đòi hỏi người dùng vệ sinh và bảo quản đúng cách. Vải modal không ngoại lệ, bạn lưu ý những vấn đề sau đây:
Đối với vệ sinh:
- Giặt quần áo, tất, chăn ga làm từ vải modal với nước nhiệt độ thường, không dùng nước nóng từ 70 độ C trở lên.
- Ưu tiên giặt đồ từ vải modal bằng tay, hạn chế giặt máy. Nếu giặt máy, nên cho sản phẩm vào túi giặt và cài đặt chế độ giặt thấp nhằm tránh mất form dáng.
- Không sử dụng hoá chất đặc tính mạnh để giặt, tẩy rửa vải modal.
Đối với cách bảo quản:
- Ưu tiên phơi vải modal ở nơi có gió, tuyệt đối không dùng máy sấy tóc vì có thể làm sợi vải co lại.
- Dùng quạt điện để làm khô vải vào trời mưa, không sử dụng máy sấy chế độ nóng.
- Lưu trữ vải modal ở khu vực khô ráo, thoáng mát nhằm tránh ẩm ướt, nấm mốc xuất hiện trên vải.
- Không phơi vải modal trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời.
Mariposa đã chia sẻ thông tin vải modal là gì? Đây là loại vải thiên nhiên, được sản xuất toàn bộ từ thân gỗ cây sồi lâu năm. Vải modal có đặc tính co giãn tốt, thấm hút nhanh và mềm mịn nên được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực may mặc đời sống.